Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016


PHẦN MỞ ĐẦU
1.     Lí do chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay vấn đề về tranh chấp thương mại là một vấn đề không thể tránh khỏi giữa các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, hiện nay vấn đề này có rất nhiều những cách giải quyết khác nhau như giải quyết thông qua con đường thương lượng, giải quyết thông qua hòa giải, bằng Tòa án, bằng trọng tài thương mại…
Một trong những cách thức rất hiệu quả hiện nay mà các bên có thể lựa chọn đó là giải quyết thông qua trọng tài thương mại. Trên thế giới việc giải quyết các tranh chấp thương mại thông qua hình thức trọng tài đã xuất hiện từ rất lâu và ngày càng được các bên trong tranh chấp thương mại ưu tiên lựa chọn khi có tranh chấp xảy ra, ở Việt Nam các trung tâm trọng tài thương mại cũng đã xuất hiện từ khá lâu tuy nhiên hiện nay việc lựa chọn giải quyết tranh chấp thương mại thông qua hình thức này ở Việt Nam còn khá khiêm tốn, các bên thường lựa chọn hình thức giải quyết thông qua con đường Tòa án. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của các bên trong tranh chấp thương mại bởi việc giải quyết các tranh chấp thông qua Tòa án thường phải diễn ra theo nguyên tắc công khai mà còn kéo theo đó là gánh nặng cho Tòa án khi phải giải quyết quá nhiều các vụ việc phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh thương mại nói riêng và các tranh chấp trong đời sống xã hội nói chung trong khi đó các trung tâm trọng tài ra đời từ lâu lại không có việc làm, nhiều trung tâm dù đã được thành lập rất lâu nhưng thường rơi vào tình trạng nhàn rỗi.
Ở nước tà từ năm 2003 pháp lệnh về trọng tài thương mại đã ra đời tiếp sau đó là luật trọng tài thương mại năm 2010 được hướng dẫn tại Nghị định số 63/2011/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của  Luật trọng tài thương mại năm 2010 và Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP Nghị quyết hướng dẫn luật trọng tài thương mại đã đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của nền pháp luật trọng tài Việt nam hướng đến những chuẩn mực chung của thế giới. Những quy định này có những đóng góp to lớn cho việc đặt nền móng hình thành và phát triển hệ thống trọng tài. Mặc dù vậy, hệ thống quy định hiện hành về trọng tài thường mại vẫn còn những bất cập, làm cho hệ thống trọng tài chưa trở thành phương thức hấp dẫn và hiệu quả để các bên lựa chọn giải quyết các tranh chấp liên quan.
Chính vì những lí do trên đây mà em quyết định chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp thương mại bằng hình thức trọng tài thương mại” làm đề tài nghiên cứu của mình.

Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2016


Chương 1: TỔNG QUAN VỀ INCOTERMS 2000

1.1.Giới thiệu về Incoterms 2000
               Sau chiến tranh thế giới thứ nhất kinh tế thế giới được phục hồi buôn bán quốc tế được phát triển và mở rộng. Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại phát triển giữa các quốc gia, khi các thương nhân  quốc tế bất đồng về ngôn ngữ chịu sự điều tiết khác nhau về tập quán thương mại dễ dẫn tới hiểu nhầm tranh chấp thương mại kiện tụng. Phòng thương mại quốc tế tai Pải đã xây dựng điều kiện thương mại quốc tế đầu tiên vào năm 1936. Lập tức Incoterms được nhiều nhà doanh nghiệp áp dụng vì tính rõ ràng dễ hiểu phản ánh được tập quan thương mại trên thị trường buôn bán quốc tế.
               Ngoài ra, khi môi trường và điều kiện kinh doanh quốc tế thay đổi thì Incoterms cũng được hoàn thiện và thay đổi mới hơn theo biểu hiện tính năng động và thực tiễn. Thật vậy,  từ ngày ra đời đến nay Incoterms đã được sửa đổi bổ sung 6 lân ở các năm: 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000. Incoterms 2000  có 13 điều kiện.
1.2. Mục đích và phạm vi áp dụng của Incoterms
Mục đích của Incoterms là cung cấp một bộ quy tắc quốc tế để giải thích những điều kiện thương mại thông dụng nhất trong ngoại thương. Từ đó có thể tránh được hoặc ít nhất là giảm được đáng kể sự không chắc chắn do cách giải thích khác nhau về những điều kiện đó tại các nước khác nhau.
Nhiều khi các bên ký kết hợp đồng không biết rõ những tập quán thương mại cua nước bên kia. Việc đó có thể gây ra những sự hiểu lầm, những vụ tranh chấp và kiện tụng gây ra sự lãng phí thời gian và tiền bạc. Để giải quyết vấn đề này Phòng thương mại Quốc tế đã xuất bản lần đầu tiên năm 1936 một bộ quy tắc quốc tế để giải thích các điều kiện thương mại. Những quy tắc đó được mang tên Incoterms 1936 việc sửa đổi bổ sung bộ quy tắc đó được tiến hành vào năm 1953, 1967, 1976, 1980, 1990 và lần cuối cùng là vào năm 2000 nhằm làm cho nó phù hợp với những thực tiễn thương mại hiện hành.
Cần nhấn mạnh rằng phạm vi áp dụng của Incoterms chỉ giới hạn ở những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa, đối với việc giao hàng hóa.
Thường có hai sự hiểu nhầm về Incoterms. Thứ nhất, Incoterms nhiều khi được hiểu là áp dụng cho hợp đồng vận tải hơn là hợp đồng mua bán hàng hóa. Thứ hai, đôi khi người ta hiểu sai các điều kiện này quy định tất cả các nghĩa vụ mà các bên muốn đưa vào trong một hợp đồng mua bán hàng hóa.
ICC luôn lưu ý rằng incoterms chỉ quy định về quan hệ giữa người bán và người mua thuộc hợp đồng mua bán hàng hóa, và hơn nữa chỉ quy định về những khía cạnh rất cụ thể mà thôi.

Một điều thiết yếu đối với các nhà xuất khẩu và các nhà nhập khẩu là phải xem xét mối quan hệ thực tiễn giữa nhiều hợp đồng khác nhau cần thiết để thực hiện một giao dịch mua bán mua bán hàng hóa quốc tế trong đó không chỉ cần có hợp đồng mua bán hàng , mà còn cả hợp đồng vận tải, bảo hiểm và tài chính, trong khi đó, Incoterms cgir liên quan duy nhất tới một trong số các hợp đồng này, đó là hợp đồng mua bán hàng hóa.
Tuy vậy việc các bên thỏa thuận sử dụng một điều kiện cụ thể của Incoterms sẽ mang một dụ ý có quan hệ mật thiết với hợp đồng khác. Ví dụ: một người bán hàng đã đồng ý một hợp đồng với điều kiện CFR hoặc CIF thì không thể thực hiện hợp đồng bằng bất kỳ phương thức vận tải nào mà chỉ được thực hiện việc cận chuyển hàng bằng đường biển, bởi vì theo các điều kiện CFR hoặc CIF người bán phải xuất trình một vận đơn bằng đường biển hoặc chứng từ hàng hải khác cho người mua, điều này không thể thực hiện được nếu sử dụng phương thức vận tải khác. Hơn nữa, chứng từ mà khoản tín dụng đòi hỏi sẽ phụ thuộc vào phương tiện vận tải được dự định sử dụng.
Thứ hai, Incoterms quy định một số nghĩa vụ được xác định cụ thể đối với các bên như nghĩa vụ của người bán phải đặt hàng hóa dưới sự định đoạt của bên mua hoặc chuyển giao hàng cho người chuyên chở hoặc giao hàng tới địa điểm quy định và cùng với các nghĩa vụ là sự phân chia rủi ro giữa các bên trong từng trường hợp.
Hơn nữa, các điều kiện của Incoterms nghĩa vụ làm các thủ tục thông quan cho hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu, bao bì đóng gói hàng hóa, nghĩa vụ của người mua về việc chấp nhận việc giao hàng cũng như việc chấp nhận nghĩa vụ cung cấp bằng chứng chứng tỏ nghĩa vụ tương ứng của bên kia đã được thực hiện đầy đủ. Mặc dù Incoterms cực kỳ quan trọng trong các hợp đồng mua bán hàng hóa, song còn nhiều vấn đề có thể xảy ra mà Incoterms không điều chỉnh, như việc chuyển giao quyền sở hữu và các quyền tài sản khác, sự vi phạm hợp đồng và các hậu quả của sự vi phạm hợp đồng cũng như những quy định về miễn trừ nghĩa vụ trong những hoàn cảnh nhất định. Cần nhấn mạnh rằng Incoterms không có ý định thay thế các điều khoản và điều kiện cần phải có trong hợp đồng đối với một hợp đồng mua bán hàng hóa hoàn chỉnh.
Nhìn chung, Incoterms không điều chỉnh hậu quả của sự vi phạm hợp đồng và bất kỳ sự miễn trự nghĩa vụ nào do nhiều trở ngại gây ra, các vấn đề này cần phải được giải quyết bởi các quy định khác trong hợp đồng mua bán hàng hóa và luật điều chỉnh hợp đồng đó.
Incoterms luôn luôn và chủ yếu được sử dụng khi hàng hóa được bán và giao tại biên giới quốc gia. Do vậy, Incoterms là các điều kiện thương mại quốc tế, tuy nhiên trong thực tế, có khi Incoterms được đưa vào hợp đồng mua bán hàng hóa trong nội địa thuần túy. Trong trường hợp Incoterms được sử dụng nhưu vậy, các điều kiện A2 và B2 và các quy định khác trong các điều kiện về xuất, nhập khẩu không được áp dụng.




Chương 1: TỔNG QUAN VỀ INCOTERMS 2000

1.1.Giới thiệu về Incoterms 2000
               Sau chiến tranh thế giới thứ nhất kinh tế thế giới được phục hồi buôn bán quốc tế được phát triển và mở rộng. Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại phát triển giữa các quốc gia, khi các thương nhân  quốc tế bất đồng về ngôn ngữ chịu sự điều tiết khác nhau về tập quán thương mại dễ dẫn tới hiểu nhầm tranh chấp thương mại kiện tụng. Phòng thương mại quốc tế tai Pải đã xây dựng điều kiện thương mại quốc tế đầu tiên vào năm 1936. Lập tức Incoterms được nhiều nhà doanh nghiệp áp dụng vì tính rõ ràng dễ hiểu phản ánh được tập quan thương mại trên thị trường buôn bán quốc tế.
               Ngoài ra, khi môi trường và điều kiện kinh doanh quốc tế thay đổi thì Incoterms cũng được hoàn thiện và thay đổi mới hơn theo biểu hiện tính năng động và thực tiễn. Thật vậy,  từ ngày ra đời đến nay Incoterms đã được sửa đổi bổ sung 6 lân ở các năm: 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000. Incoterms 2000  có 13 điều kiện.
1.2. Mục đích và phạm vi áp dụng của Incoterms
Mục đích của Incoterms là cung cấp một bộ quy tắc quốc tế để giải thích những điều kiện thương mại thông dụng nhất trong ngoại thương. Từ đó có thể tránh được hoặc ít nhất là giảm được đáng kể sự không chắc chắn do cách giải thích khác nhau về những điều kiện đó tại các nước khác nhau.
Nhiều khi các bên ký kết hợp đồng không biết rõ những tập quán thương mại cua nước bên kia. Việc đó có thể gây ra những sự hiểu lầm, những vụ tranh chấp và kiện tụng gây ra sự lãng phí thời gian và tiền bạc. Để giải quyết vấn đề này Phòng thương mại Quốc tế đã xuất bản lần đầu tiên năm 1936 một bộ quy tắc quốc tế để giải thích các điều kiện thương mại. Những quy tắc đó được mang tên Incoterms 1936 việc sửa đổi bổ sung bộ quy tắc đó được tiến hành vào năm 1953, 1967, 1976, 1980, 1990 và lần cuối cùng là vào năm 2000 nhằm làm cho nó phù hợp với những thực tiễn thương mại hiện hành.
Cần nhấn mạnh rằng phạm vi áp dụng của Incoterms chỉ giới hạn ở những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa, đối với việc giao hàng hóa.
Thường có hai sự hiểu nhầm về Incoterms. Thứ nhất, Incoterms nhiều khi được hiểu là áp dụng cho hợp đồng vận tải hơn là hợp đồng mua bán hàng hóa. Thứ hai, đôi khi người ta hiểu sai các điều kiện này quy định tất cả các nghĩa vụ mà các bên muốn đưa vào trong một hợp đồng mua bán hàng hóa.
ICC luôn lưu ý rằng incoterms chỉ quy định về quan hệ giữa người bán và người mua thuộc hợp đồng mua bán hàng hóa, và hơn nữa chỉ quy định về những khía cạnh rất cụ thể mà thôi.

Một điều thiết yếu đối với các nhà xuất khẩu và các nhà nhập khẩu là phải xem xét mối quan hệ thực tiễn giữa nhiều hợp đồng khác nhau cần thiết để thực hiện một giao dịch mua bán mua bán hàng hóa quốc tế trong đó không chỉ cần có hợp đồng mua bán hàng , mà còn cả hợp đồng vận tải, bảo hiểm và tài chính, trong khi đó, Incoterms cgir liên quan duy nhất tới một trong số các hợp đồng này, đó là hợp đồng mua bán hàng hóa.
Tuy vậy việc các bên thỏa thuận sử dụng một điều kiện cụ thể của Incoterms sẽ mang một dụ ý có quan hệ mật thiết với hợp đồng khác. Ví dụ: một người bán hàng đã đồng ý một hợp đồng với điều kiện CFR hoặc CIF thì không thể thực hiện hợp đồng bằng bất kỳ phương thức vận tải nào mà chỉ được thực hiện việc cận chuyển hàng bằng đường biển, bởi vì theo các điều kiện CFR hoặc CIF người bán phải xuất trình một vận đơn bằng đường biển hoặc chứng từ hàng hải khác cho người mua, điều này không thể thực hiện được nếu sử dụng phương thức vận tải khác. Hơn nữa, chứng từ mà khoản tín dụng đòi hỏi sẽ phụ thuộc vào phương tiện vận tải được dự định sử dụng.
Thứ hai, Incoterms quy định một số nghĩa vụ được xác định cụ thể đối với các bên như nghĩa vụ của người bán phải đặt hàng hóa dưới sự định đoạt của bên mua hoặc chuyển giao hàng cho người chuyên chở hoặc giao hàng tới địa điểm quy định và cùng với các nghĩa vụ là sự phân chia rủi ro giữa các bên trong từng trường hợp.
Hơn nữa, các điều kiện của Incoterms nghĩa vụ làm các thủ tục thông quan cho hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu, bao bì đóng gói hàng hóa, nghĩa vụ của người mua về việc chấp nhận việc giao hàng cũng như việc chấp nhận nghĩa vụ cung cấp bằng chứng chứng tỏ nghĩa vụ tương ứng của bên kia đã được thực hiện đầy đủ. Mặc dù Incoterms cực kỳ quan trọng trong các hợp đồng mua bán hàng hóa, song còn nhiều vấn đề có thể xảy ra mà Incoterms không điều chỉnh, như việc chuyển giao quyền sở hữu và các quyền tài sản khác, sự vi phạm hợp đồng và các hậu quả của sự vi phạm hợp đồng cũng như những quy định về miễn trừ nghĩa vụ trong những hoàn cảnh nhất định. Cần nhấn mạnh rằng Incoterms không có ý định thay thế các điều khoản và điều kiện cần phải có trong hợp đồng đối với một hợp đồng mua bán hàng hóa hoàn chỉnh.
Nhìn chung, Incoterms không điều chỉnh hậu quả của sự vi phạm hợp đồng và bất kỳ sự miễn trự nghĩa vụ nào do nhiều trở ngại gây ra, các vấn đề này cần phải được giải quyết bởi các quy định khác trong hợp đồng mua bán hàng hóa và luật điều chỉnh hợp đồng đó.
Incoterms luôn luôn và chủ yếu được sử dụng khi hàng hóa được bán và giao tại biên giới quốc gia. Do vậy, Incoterms là các điều kiện thương mại quốc tế, tuy nhiên trong thực tế, có khi Incoterms được đưa vào hợp đồng mua bán hàng hóa trong nội địa thuần túy. Trong trường hợp Incoterms được sử dụng nhưu vậy, các điều kiện A2 và B2 và các quy định khác trong các điều kiện về xuất, nhập khẩu không được áp dụng.





Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2016


Bài nghe Ninna- No- Nohingo-I-II các bạn tải tại đây

Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2016

Chia sẻ với các bạn cuốn sách BÌNH LUẬN KHOA HỌC BỘ LUẬT HÌNH SỰ Của Tác giả Ths. Đinh Văn Quế - Chánh tòa hình sự - Tòa án Nhân dân tối cao. Các bạn tải về để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu. Link mình sẽ để phía dưới.
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa
 Lưu ý: Các bạn đợi vài giây sau khi quảng cáo chạy hết các bạn Click "tắt quảng cáo" Trang sẽ tự động chuyển hướng cho các bạn tải nhé!
Thân!

Chia sẻ với các bạn cuốn sách Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự do Gs. Ts Võ Khánh Vinh (chủ biên) phục vụ học tập của các bạn. Link Download mình sẽ để phía dưới.
Chúc các bạn học tập tôt.
 Lưu ý: Các bạn đợi vài giây sau khi quảng cáo chạy hết các bạn Click "tắt quảng cáo" Trang sẽ tự động chuyển hướng cho các bạn tải nhé!
Thân!

Các bạn tải về máy sau đó giải nén sẽ có file PDF để đọc nhé! Link Download mình sẽ để phía dưới.
Chúc các bạn học tập tốt
Chú ý: Các bạn đợi một lát sau khi quảng cáo kết thúc các bạn click "tắt quảng cáo" sau đó link sẽ tự động chuyển hướng và các bạn các bạn có thể tải về nhé!

Sample Text

LƯU TRỮ BLOG

Bạn thấy nội dung của Blog thế nào?

CHỌN NGÔN NGỮ XEM

BÀI ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT